Laser vi điểm điều trị sẹo mụn

(TÁI TẠO BỀ MẶT BẰNG LASER CHO SẸO MỤN)

Tùy thuộc vào nhu cầu cá nhân của bạn, bác sĩ da liễu có thể khuyên dùng laser xâm lấn hoặc không xâm lấn. Laser xâm lấn bao gồm carbon dioxide (CO2) hoặc Erbium. Phương pháp điều trị tái tạo bề mặt bằng laser CO2 được sử dụng để loại bỏ sẹo, mụn cóc và nếp nhăn sâu. Erbium được sử dụng cho các đường nhăn và nếp nhăn, cùng với các vấn đề về da bề ngoài khác. 

Tái tạo bề mặt bằng laser xâm lấn là một liệu pháp sử dụng laser để loại bỏ các lớp bên trên của da khỏi sẹo mụn. Đôi khi còn được gọi là “bong da bằng laser” vì nó loại bỏ các tế bào da cũ, để lộ ra các tế bào mới hơn, trẻ trung hơn.

AI SẼ CẦN ĐẾN PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ NÀY?

Bạn có thể cân nhắc phương pháp này nếu bạn có những lo ngại về chăm sóc da liên quan đến tuổi tác, ánh nắng mặt trời hoặc mụn mà không thể điều trị bằng các sản phẩm không kê đơn (OTC). Tái tạo bề mặt da bằng laser có thể được sử dụng để điều trị một hoặc nhiều vấn đề về da sau đây:

  • Đốm đồi mồi
  • Sẹo
  • Sẹo mụn trứng cá
  • Các nếp nhăn 
  • Vết chân chim
  • Da chảy xệ
  • Màu da không đều
  • Lỗ chân lông to
  • Mụn cóc

CHUẨN BỊ CHO KẾ HOẠCH ĐIỀU TRỊ

Trước khi thực hiện liệu trình, bác sĩ da liễu sẽ xem xét bệnh sử của bệnh nhân và tiến hành thăm khám sức khoẻ, cùng bệnh nhân thảo luận về những mong muốn, rủi ro tiềm ẩn và kết quả của phương pháp. Bệnh nhân cần thiết phải thông báo cho bác sĩ về các tình trạng của bản thân nếu: 

  • Dễ bị mụn rộp quanh miệng – vì quy trình này có thể gây ra mụn ở những người có nguy cơ mắc bệnh. 
  • Đang sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu – chẳng hạn như aspirin, ibuprofen hoặc vitamin E – trong 10 ngày trước khi phẫu thuật. 
  • Nếu có hút thuốc lá, cần ngưng hút trong hai tuần trước và sau khi làm thủ thuật.

CÁC LƯU Ý SAU KHI THỰC HIỆN LIỆU PHÁP

Sau khi điều trị, bác sĩ da liễu sẽ băng vùng điều trị và đưa ra các hướng dẫn chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân:

  • Làm sạch vùng da được điều trị 24 giờ sau khi thực hiện liệu pháp và bốn đến năm lần một ngày sau đó.
  • Bôi thuốc mỡ, chẳng hạn như thuốc bôi trơn, sau khi làm sạch để ngăn chặn sự tạo vảy

Một số triệu chứng bệnh nhân có thể gặp phải sau điều trị như:

  • Sưng trong 24 đến 48 giờ sau
  • Ngứa hoặc châm chích trong 12 đến 72 giờ sau
  • Lột và bong lớp da cũ từ 5 đến 7 ngày sau khi điều trị.

Tiến trình lành thương thường mất từ 10 đến 21 ngày, tùy thuộc vào kích thước và vị trí thực hiện liệu pháp. Sau khi khu vực điều trị đã lành hoàn toàn, bệnh nhân nên: 

  • Chỉ sử dụng trang điểm không có gốc dầu trong ít nhất hai đến ba tháng. 
  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thoa kem chống nắng phù hợp với da của bạn cho khu vực này, vùng da này sẽ sáng hơn sau khi được tái tạo lại  bề mặt.
  • Giữ cho làn da mới được dưỡng ẩm tốt.

LỢI ÍCH 

Tái tạo bề mặt bằng laser xâm lấn nhắm vào lớp ngoài cùng của da, đồng thời  cũng cung cấp nhiệt cho các lớp nằm bên dưới bề mặt da để thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, kích thích da ở vùng điều trị lành lại một cách mịn màng hơn, đồng đều hơn.

HIỆU QUẢ SAU ĐIỀU TRỊ

Liệu pháp laser không xâm lấn không gây ra nhiều rủi ro về tác dụng phụ, nhưng bạn có thể cần nhiều lần điều trị để đạt được kết quả mong muốn. Mặt khác, laser xâm lấn có thể khắc phục mối quan tâm của bạn chỉ trong một lần điều trị.

Kết quả mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào tình trạng da bạn đầu cần điều trị. Một khi bạn đã hoàn thành điều trị, hiệu quả có thể kéo dài trong nhiều năm. Tuy nhiên, nó không phải là vĩnh viễn. Bạn có thể cần phải lặp lại quy trình điều trị.

NHỮNG BIẾN CHỨNG CÓ THỂ XẢY RA

Bất kỳ phương pháp điều trị nào cũng có những biến chứng có thể gặp phải, và phương pháp này cũng không ngoại lệ. Mặc dù các biến chứng này sẽ được giảm thiểu dưới bàn tay của bác sĩ da liễu có trình độ chuyên môn tốt. Các biến chứng này bao gồm: 

  • Đau, rát
  • Sưng 
  • Chảy máu 
  • Sẹo 
  • Tạo vảy 
  • Da đổi màu, tăng sắc tố
  • Nhiễm trùng
  • Phát ban, mẩn đỏ

Bằng cách làm theo các hướng dẫn trước và sau chăm sóc của bác sĩ, bạn có thể giảm nguy cơ mắc các loại biến chứng này. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh của bạn, bạn có thể được kê đơn thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng vi-rút phòng ngừa. Dùng thuốc trị mụn, chẳng hạn như isotretinoin (Accutane), có thể làm tăng nguy cơ bị sẹo. Bạn nên nói chuyện với bác sĩ da liễu về bất kỳ tình trạng y tế nào mà bạn mắc phải, cũng như tất cả các loại thuốc bạn dùng — bao gồm cả thuốc OTC.

Và cuối cùng, vì phương pháp này có thể có những rủi ro nhất định, nên điều quan trọng là bạn phải lựa chọn điều trị bởi một bác sĩ da liễu có kinh nghiệm. 

11 cách chống lão hoá
10 điều cần biết trước khi sử dụng Laser điều trị sẹo
Menu