Sẹo lồi và sẹo phì đại là gì?

Sẹo lồi và sẹo phì đại là gì?

Sẹo lồi là sự phát triển quá mức của mô sẹo với đặc điểm cứng, bề mặt trơn láng. Sẹo lồi xảy ra sau chấn thương da; hiếm khi, sẹo lồi có thể xảy ra một cách tự nhiên mà không có bất kỳ tổn thương da đáng kể nào trước đó. Chúng có thể xuất hiện trên bất kỳ vị trí nào của cơ thể và lan ra ngoài rìa vết thương ban đầu, thường gặp nhất ở ngực, vai, tai và cổ.

Không giống như sẹo lồi, sẹo phì đại chỉ giới hạn ở vùng da bị tổn thương. Chúng dễ xảy ra khi có nhiều lực căng trên vết thương đang lành, sẹo tạo thành dày hơn bình thường. Sẹo phì đại có nhiều khả năng thoái triển và biến mất hơn so với sẹo lồi vì sẹo lồi có xu hướng tồn tại dai dẳng.

Ai có khả năng bị sẹo lồi và sẹo phì đại?

Sẹo phì đại phổ biến và có thể xảy ra ở mọi chủng tộc và lứa tuổi trong khi sẹo lồi ít phổ biến hơn và thường gặp hơn ở những người có loại da Fitzpatrick từ III đến VI.

Sẹo lồi được báo cáo ở 16% người Da đen và người Trung Quốc có nhiều khả năng bị hơn khi so sánh với người gốc Ấn Độ hoặc Malaysia. Những người da trắng và bạch tạng dường như ít bị ảnh hưởng nhất. Có mối liên quan sẹo lồi với một số haplotypes HLA và nhóm máu A.

Hiếm khi sẹo lồi xuất hiện tự phát liên quan đến một số bệnh lý, bao gồm:

  •         Hội chứng Rubinstein-Taybi
  •         Hội chứng Dubowitz
  •         Hội chứng Noonan
  •         Hội chứng Goemanne
  •         Hệnh cơ Bethlem
  •         Loạn dưỡng giác mạc kết mạc
  •         Polyfibromatosis lặn liên kết NST X
  •         Hội chứng đột biến filamin A liên kết NST X

Nguyên nhân gây ra sẹo lồi và sẹo phì đại?

Cơ chế bệnh sinh chính xác của sẹo lồi và sự hình thành sẹo phì đại vẫn chưa được biết rõ. Sẹo lồi có thể phát triển sau các vết thương nhẹ như chấn thương, bỏng, côn trùng cắn, phẫu thuật, liệu pháp áp lạnh, điều trị tại chỗ (ví dụ: imiquimod), mụn trứng cá, nhiễm trùng (ví dụ: bệnh zona) và tiêm chủng. Thường xảy ra hơn ở vết thương lâu lành. Sẹo lồi có thể hình thành hàng tháng đến hàng năm sau khi bị thương.

Cơ chế bệnh sinh được đưa ra giả thuyết liên quan đến sự rối loạn điều hòa của quá trình lành thương dẫn đến sản xuất quá nhiều collagen, elastin, proteoglycan và chất nền ngoại bào. Có sự gia tăng số lượng nguyên bào sợi và tế bào mast. Các yếu tố tăng trưởng và cytokine bị xáo trộn, với lượng TNF alpha, interferon-beta và interleukin 6 tăng lên.

Các đặc điểm lâm sàng của sẹo lồi và sẹo phì đại?

Sẹo lồi thường có đặc điểm:

  •         Màu đỏ tía
  •         Chắc, bề mặt trơn láng và gồ lên bề mặt
  •         Có thể khó chịu và ngứa
  •         Có thể xảy ra nhiều năm sau chấn thương
  •         Phát triển vượt ra ngoài khu vực vết thương ban đầu.

Sẹo phì đại có đặc điểm:

  •         Màu hồng đến đỏ
  •         Hơi nhô lên hoặc bằng phẳng
  •         Có thể khó chịu và ngứa
  •         Thường xảy ra trong vòng vài tuần sau chấn thương
  •         Giới hạn trong giới hạn của vết thương bắt đầu

Chúng thường xảy ra nhất ở những vùng da căng như:

  •         Vai
  •         Ngực
  •         Dái tai (sẹo lồi)
  •         Cánh tay
  •        

Đặc điểm lâm sàng khác nhau ở các loại da khác nhau?

Sẹo lồi phổ biến hơn ở những người có loại da sẫm màu hơn; sẹo có xu hướng sẫm màu và ít hồng hơn.

Biến chứng của sẹo lồi, sẹo phì đại?

  •         Ảnh hưởng thẩm mỹ
  •         Tác động tiêu cực đến tâm lý
  •         Sẹo lồi dày, cứng có thể hạn chế vận động
  •         Nhiễm trùng

Sẹo lồi và sẹo phì đại được chẩn đoán thế nào?

Sẹo lồi và sẹo phì đại được chẩn đoán dựa trên bệnh sử và các đặc điểm lâm sàng. Sinh thiết da có thể cần thiết nếu chẩn đoán không chắc chắn.

Mặc dù khó phân biệt giữa sẹo lồi và sẹo phì đại, nhưng điều quan trọng là khi cân nhắc chọn lựa điều trị phù hợp. Các đặc điểm lâm sàng phân biệt bao gồm khởi phát do chấn thương, bề ngoài nổi lên, phát triển bên ngoài mép vết thương và thoái triển.

Mô học của sẹo phì đại cho thấy, có:

  •         Tăng số lượng nguyên bào sợi
  •         Tăng mật độ sợi collagen trong lớp hạ bì.

Mô học của sẹo lồi cho thấy, có:

  • Các vòng xoắn và nốt sần của các bó collagen dày đồng nhất(sợi fibrils dày đặc), phân bố không đều khắp lớp hạ bì (collagen sẹo lồi)
  • Collagen sẹo lồi có thể không có ở một nửa số sẹo lồi.

Chẩn đoán phân biệt sẹo lồi và sẹo phì đại?

Các tổn thương có thể nhầm lẫn với sẹo lồi bao gồm:

  • Một số khối u da, ví dụ, khối u phần phụ, Spitz naevi, u sợi bì và dermatofibrosarcoma
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy ở da
  • Giả u lympho da
  • Bệnh nấm sâu
  • Morphoea (xơ cứng bì cục bộ).

Phương pháp điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại?

Sẹo phì đại có thể tự khỏi và có khả năng đáp ứng điều trị tốt hơn sẹo lồi. Ngược lại, sẹo lồi có khả năng tồn tại lâu dài mà không tự khỏi và kém đáp ứng.

Mục đích của điều trị là làm cải thiện tính thẩm mỹ và các vấn đề về chức năng do sẹo lồi gây ra, đồng thời giảm đau và ngứa.

Các biện pháp sau đây hữu ích ở ít nhất một số bệnh nhân:

  • Kem dưỡng ẩm thoa  thường xuyên vào vết sẹo
  • Miếng dán giảm sẹo polyurethane hoặc silicone
  • Gel silicone
  • Tranilast uống hoặc bôi ngoài da (chất ức chế tổng hợp collagen)
  • Gạc băng ép
  • Phẫu thuật cắt bỏ (đối với sẹo lồi, phẫu thuật cắt bỏ có thể dẫn đến sẹo lồi mới thậm chí còn lớn hơn sẹo ban đầu)
  • Tiêm corticosteroid vào mô sẹo, lặp lại vài tuần một lần
  • Tiêm 5-fluorouracil vào mô sẹo
  • Áp lạnh
  • Điều trị X-ray bề mặt (được thực hiện trong vòng 48 giờ sau khi phẫu thuật cắt bỏ)
  • Pulsed dye laser
  • Lăn kim
  • Cắt đáy sẹo
  • Acid retinoic
  • Tiêm botulinum toxin

Nên băng ép vết sẹo trong 12–24 giờ mỗi ngày, trong ít nhất 8 đến 12 tuần và có thể kéo dài.

Làm thế nào để bạn ngăn ngừa sẹo lồi và sẹo phì đại?

Vì sẹo lồi thường xảy ra sau chấn thương, các biện pháp sau đây có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành của sẹo:

  • Phẫu thuật căng tối thiểu
  • Đảo ngược các cạnh vết thương trong quá trình khâu
  • Hạn chế số lượng mũi khâu 
  • Tránh phẫu thuật / phẫu thuật thẩm mỹ không cần thiết ở những người và khu vực dễ bị sẹo lồi.

Diễn tiến của sẹo lồi và sẹo phì đại?

Sẹo phì đại và sẹo lồi không gây hại và không tiến triển thành ung thư da. Tuy nhiên, những bệnh nhân bị sẹo lồi có tăng nguy cơ ung thư da cao hơn một chút so với những người không bị sẹo lồi.

 

 

 

10 điều cần biết trước khi sử dụng Laser điều trị sẹo
Phương pháp cắt đáy sẹo
Menu