Nhiễm nấm móng là gì?

Nhiễm nấm móng, còn được gọi là bệnh nấm móng, chiếm hơn 50% các bệnh về móng với tỷ lệ hiện mắc ước tính là 5,5%. Chúng có thể ảnh hưởng đến móng chân, móng tay hoặc cả hai.

Ai có thể bị nấm móng?

Nấm móng thường gặp ở người lớn tuổi (trên 65 tuổi), bệnh nhân tiểu đường, bệnh nhân suy giảm miễn dịch (đặc biệt là những người mắc bệnh HIV) và vận động viên. Nấm móng có thể xuất hiện giữa các thành viên trong gia đình do di truyền nhiễm sắc thể thường (HLA-DR8) hoặc các yếu tố môi trường. Nó hiếm khi xảy ra ở trẻ em.

Các bệnh đi kèm khác bao gồm: nấm da chân, nấm da tay, bệnh vẩy nến, bệnh mạch máu ngoại vi, suy tĩnh mạch, bệnh hallux valgus ( hay còn gọi là bệnh công chúa), hút thuốc, hội chứng asymmetric gait nail unit, hội chứng Down và béo phì.

Các yếu tố nguy cơ bao gồm: viêm quanh móng mãn tính, tăng tiết mồ hôi (ví dụ: đi giày chật), chấn thương móng và tắm chung ở nơi công cộng. 

Nguyên nhân gây nấm móng

Nấm móng có thể là do nhiễm các loại vi nấm sợi tơ Dermatophytes hoặc các loại nấm khác như nấm mốc và nấm men.

  • Nhiễm vi nấm sợi tơ ( chiếm hơn 75% trường hợp): Trichophyton rubrum, Epidermophyton floccosum, Microsporum sp, Trichophyton verrucosum, Trichophytontonsurans, Trichophyton violaceum, Trichophyton soudanense, Trichophyton krajdenii, Trichophyton equinum, và Arthoderma sp.
  • Nấm mốc (10% trường hợp): Loài Aspergillus, loài Scopulariopsis, loài Fusarium, loài Acremonium, loài Syncephalastrum, loài Scytalidium, loài Paecilomyces, loài Neoscytalidium, loài Chaetomium, loài Onchocola và loài Alternaria.
  • Nấm men (không phổ biến): Candida albicans, và hiếm khi là nấm men candida không phải albicans (ví dụ: tropicalis hoặc parapsilosis)

Bằng chứng mới gần đây về vai trò của màng sinh học trong bệnh nấm móng có thể giải thích cho tình trạng kháng thuốc chống nấm và gia tăng độc lực.

Triệu chứng lâm sàng của nấm móng là gì? 

Bệnh nấm móng có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều móng, thường ảnh hưởng đến móng chân đầu tiên. Nó cũng có thể ảnh hưởng đến vùng da xung quanh, tuy nhiên, rất hiếm khi gây ra triệu chứng toàn thân.

Các dạng lâm sàng bao gồm:

  • Bệnh nấm móng dưới móng ở phía xa và bên — đầu xa và các cạnh của móng nâng lên hoặc bị đổi màu và vỡ vụn.
  • Bệnh nấm móng trắng bề mặt — xuất hiện các mảng và vết rỗ màu trắng, dễ bong trên bề mặt móng.
  • Bệnh nấm móng dưới móng phần gần — phần móng gần với liềm móng trở nên đổi màu và dày lên. Dạng biểu hiện này thường liên quan đến nhiễm HIV tiềm ẩn.
  • Bệnh nấm móng endonyx — sự đổi màu trắng sữa của bản móng phát triển mà không có tăng sừng dưới móng hoặc ly móng.
  • Onychauxis.

Các triệu chứng khác bao gồm

  • Tăng sừng dưới móng — tróc vảy xảy ra dưới móng tay
  • Đầu móng tự do bị lởm chởm và vỡ vụn
  • Sự đổi màu của móng, ví dụ như đổi màu vàng, trắng, xám hoặc xanh lá cây
  • Móng vỡ vụn và đôi khi phá hủy hoàn toàn móng
  • Tróc vảy trên da lòng bàn chân và các kẽ ngón chân do nấm chân.
  • U móng hoặc u nấm móng— một vùng nhiễm nấm cục bộ dày ở móng.

Nấm móng có thể biến chứng thành bệnh lý móng khác như chấn thương hoặc vảy nến.

Nhiễm nấm Candida móng thường là kết quả của viêm quanh móng và bắt đầu gần nếp móng (lớp biểu bì). Nếp móng sưng đỏ, nhấc khỏi bản móng. Các vết trắng, vàng, xanh lá cây hoặc đen xuất hiện trên móng gần đó và lan rộng. Móng có thể nhấc khỏi giường móng và mềm nếu bạn ấn vào.

Nhiễm nấm mốc có biểu hiện tương tự như nấm móng.

Các biến chứng của nhiễm nấm móng là gì?

Nhiễm nấm móng thường được coi là một vấn đề thẩm mỹ bình thường. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nó đối với chất lượng cuộc sống của một người bị đánh giá thấp vì nó có thể gây ra những cơn đau đáng kể, ảnh hưởng đến khả năng vận động và các hoạt động hằng ngày, đồng thời gây ra sự kỳ thị của xã hội.

Bệnh nấm móng được chẩn đoán như thế nào?

Kiểm tra tất cả các móng và kết hợp các công cụ, chẳng hạn như những công cụ được liệt kê bên dưới, có thể được sử dụng để cải thiện tốc độ và độ chính xác của chẩn đoán.

Soi da bằng Dermoscopy:

Soi da có thể phân biệt giữa bệnh nấm móng, bệnh ly móng do chấn thương và bệnh tăng sắc tố móng. Các dấu hiệu soi da thông thường bao gồm các dải dạng đường tròn ở đầu gần và thon dần ở đầu xa, đổi màu, đồng nhất không theo chiều dọc hoặc hình tam giác ngược, dày sừng dưới móng, vệt trắng/vàng và tróc vảy móng.

Các dấu hiệu xâm nhập của nấm được chia thành:

  • Nhiễm nấm bề mặt – các mảng trắng ảnh hưởng đến phần móng xa
  • Nấm móng dưới móng gần – liên quan đến nếp móng gần dưới bề mặt đến xa
  • Nấm móng Endonyx – nhiễm nấm ở đĩa móng nhưng không ảnh hưởng giường móng
  • Nấm móng hỗn hợp

Mô bệnh học

Các mảnh vụn nên được lấy từ bờ tự do bị vỡ vụn của móng bị ảnh hưởng.

  • Các vùng gần nhất của móng loạn dưỡng cho kết quả tốt nhất trên kính hiển vi và nuôi cấy; chúng có thể được lấy một cách thuận tiện bằng cách cạo càng gần càng tốt dưới móng bằng đầu có móc của giũa móng tay sạch.
  • Các tổn thương của bệnh nấm móng trắng trên bề mặt có thể được cạo bằng lưỡi dao mổ số 15.
  • Có thể lấy mẫu bệnh nấm móng dưới móng gần bằng cách gọt đĩa móng phía trên.

Kiểm tra bằng kính hiển vi được quan sát dưới kính hiển vi bằng cách sử dụng kali hydroxit (để hòa tan vật liệu tế bào sừng) là một xét nghiệm nhanh để đánh giá sự hiện diện của sợi nấm, mặc dù nó thiếu độ nhạy và độ đặc hiệu.

Việc đánh giá mô bệnh học của các mẩu móng bằng cách sử dụng thuốc nhuộm bạc haematoxylin-eosin, axit-Schiff hoặc Grocott methenamine để hình dung sợi nấm rất dễ dàng và nhạy. 

Cấy nấm

Nuôi cấy nấm có thể xác định tác nhân vi sinh vật gây bệnh và là xét nghiệm chẩn đoán tiêu chuẩn, tuy nhiên, kết quả có thể mất vài tuần và có thể cần phải thu thập một lượng lớn mẫu bệnh phẩm. Kỹ thuật này yêu cầu móng phải được làm sạch bằng cồn isopropyl 70% và nước xà phòng trước khi lấy mẫu. Nên lấy mẫu trước khi bắt đầu bất kỳ điều trị nào.

Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR)

Xét nghiệm PCR nhanh chóng xác định sinh vật gây bệnh và có độ nhạy và độ đặc hiệu cao. Nó đang trở nên phổ biến hơn, tuy nhiên, chi phí cao hơn so với kính hiển vi hoặc xét nghiệm nuôi cấy nấm. 

Chẩn đoán phân biệt của nấm móng là gì? 

Nhiều bệnh lý về móng khác có thể bắt chước các dấu hiệu lâm sàng của bệnh nấm móng, do đó tầm quan trọng của việc xác nhận chẩn đoán để đảm bảo không bỏ sót các tình trạng ác tính.

  • Các tình trạng lành tính bao gồm: nhiễm vi khuẩn như pseudomonas argeuniosa (CAP), bệnh vẩy nến, lichen phẳng, mụn cóc dưới móng và quanh móng, viêm quanh móng, xuất huyết dưới móng, ung thư móng, hội chứng móng vàng và ly móng vô căn/chấn thương.
  • Các tình trạng ác tính bao gồm: ung thư biểu mô tế bào vảy dưới móng và u sắc tố dưới móng.  

Điều trị nấm móng như thế nào?

Việc điều trị nhằm mục đích loại bỏ vi sinh vật gây bệnh và phục hồi móng khỏe mạnh và vẻ ngoài bình thường của móng. Nhiễm nấm móng tay thường được chữa khỏi nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiễm nấm móng chân.

Nhiễm nấm mức độ nhẹ ảnh hưởng đến dưới 50% của một hoặc hai móng tay có thể đáp ứng với thuốc chống nấm tại chỗ, nhưng việc chữa trị thường cần dùng thuốc chống nấm đường uống trong vài tháng.

Các thuốc kháng nấm tại chỗ

  • Ciclopirox 8% 
  • Tavaborole 5% 
  • Efinaconazole 10% 
  • Amorolfine 5%

Chúng thường được ưu tiên trước các phương pháp điều trị toàn thân, nếu tương tác thuốc là mối lo ngại.

Với toàn bộ móng bị ảnh hưởng, việc giật móng y tế bằng cách sử dụng bột urê có thể tăng cường hiệu quả kháng nấm toàn thân. 

Các thuốc kháng nấm toàn thân

  • Terbinafine
  • Fluconazole
  • Itraconazole
  • Posaconazole

Chúng được sử dụng rộng rãi do khả năng tiếp cận, chi phí thấp và hiệu quả cao; tuy nhiên, có thể yêu cầu một liệu trình kéo dài, đặc biệt là đối với bệnh liên quan đến móng chân (3-4 tháng).

Các phương pháp điều trị không dùng thuốc: 

  • Laser hồng ngoại trị liệu
  • Liệu pháp quang động
  • Điện di ion
  • Siêu âm.

Phát bức xạ hồng ngoại bằng tia laser có thể diệt trừ nấm móng trong 1–3 lần điều trị, tuy nhiên hiệu quả của tia laser so với liệu pháp toàn thân còn thấp. Liệu pháp quang động, điều trị huyết tương, điện di ion hoặc siêu âm là những liệu pháp hỗ trợ cho liệu pháp kháng nấm tại chỗ giúp tăng cường hấp thu thuốc vào móng.

Việc điều trị nên được cá nhân hóa và bệnh nhân nên được tư vấn về thời gian ước tính để chữa khỏi.

Làm thế nào để phòng ngừa nhiễm nấm móng

Các biện pháp ngăn ngừa tái phát bao gồm: 

  • Giữ cho bàn chân mát mẻ và khô ráo; tránh sử dụng giày dép quá chặt và đổ mồ hôi quá nhiều
  • Sử dụng dép xỏ ngón trong phòng tập thể dục công cộng
  • Vứt bỏ hoặc xử lý giày dép và vớ bị nhiễm bệnh
  • Tránh chấn thương móng tay bằng cách cắt ngắn móng tay
  • Tránh làm móng thẩm mỹ không hợp vệ sinh
  • Sử dụng thuốc kháng nấm dự phòng ở bàn chân và kẽ ngón
  • Tư vấn bệnh nhân về liệu pháp điều trị nấm móng tối ưu để cải thiện tuân thủ điều trị
  • Giải quyết bệnh tiểu đường kiểm soát kém.

Tiên lượng của nhiễm nấm móng là gì

Khoảng 20–25% bệnh nấm móng được điều trị bị tái phát do bệnh nhân hoặc các yếu tố khác như tuần hoàn kém, tuổi cao, tiểu đường, ức chế miễn dịch, nhiễm nấm móng nghiêm trọng, nhiễm trùng hỗn hợp và điều trị không triệt để. Chỉ số mức độ nghiêm trọng của bệnh nấm móng có thể được sử dụng để dự đoán đáp ứng với điều trị.

Bệnh phong là gì?
Nhiễm nấm da là gì?
Menu