Bệnh ghẻ: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh ghẻ là gì?

Bệnh ghẻ không phải là một bệnh nhiễm trùng, mà là một sự quấy phá. Những con ve nhỏ được gọi là Sarcoptes scabiei tạo hang ở các lớp ngoài của da người. Da cũng không …. bởi sự tấn công. Khi cái ghẻ đào hang và đẻ trứng bên trong da, sự lây nhiễm dẫn đến tình trạng ngứa không ngừng và phát ban dữ dội.

Các triệu chứng của bệnh ghẻ

Khi một người bị ghẻ lần đầu tiên, có thể mất 4 đến 6 tuần để da phản ứng. Các triệu chứng phổ biến nhất nhất là:

  • Ngứa dữ dội, đặc biệt là vào ban đêm
  • Phát ban giống mụn nhọt
  • Vảy hoặc mụn nước
  • Lở loét do gãi

Bệnh ghẻ hoặc bệnh khác?

Ở giai đoạn sớm, bệnh ghẻ có thể bị nhầm lẫn với các tình trạng da khác vì phát ban trông giống nhau. Những hình ảnh trên so sánh giữa mụn trứng cá, muỗi đốt và ghẻ. Điều làm nên sự khác biệt của bệnh ghẻ là cơn ngứa không ngừng. Tình trạng ngứa thường nghiêm trọng ở trẻ em và người già.

Hang ghẻ

Một dấu hiệu khác của bệnh ghẻ là sự xuất hiện của các hang giống như đường mòn trên da. Những đường nổi lên này thường có màu trắng xám hoặc màu da. Chúng được tạo ra khi con ghẻ cái đào hầm ngay dưới bề mặt da. Sau khi tạo hang, mỗi con ghẻ cái đẻ từ 10 đến 25 quả trứng vào bên trong.

Con ghẻ sống ở đâu?

Cái ghẻ có thể sống ở bất kỳ đâu trên cơ thể, nhưng một số vị trí ưa thích của chúng bao gồm:

  • Giữa những ngón tay.
  • Các nếp gấp của cổ tay, khuỷu tay hoặc đầu gối.
  • Xung quanh eo và rốn
  • Đầu, cổ, mặt, lòng bàn tay và lòng bàn chân ở trẻ nhỏ

Có thể nhìn thấy con ghẻ không?

Hầu hết những người bị ghẻ chỉ  10 đến 15 con ghẻ vào bất kỳ thời điểm nào, và mỗi con ghẻ dài chưa đến 0.5mm. Điều này làm cho chúng rất khó phát hiện. Bằng mắt thường, chúng ta có thể nhìn thấy chúng như những chấm đen nhỏ trên da. Kính hiển vi có thể xác định được cái ghẻ, trứng hoặc phân từ vết xước trên da.

Bệnh ghẻ lây lan như thế nào?

Bệnh ghẻ thường lây lan qua tiếp xúc da kề da kéo dài, taọ điều kiện cho cái ghẻ có thời gian bò từ người này sang người khác. Những vật dụng các nhân dùng chung, chẳng hạn như khăn trải giường hoặc khăn tắm, đôi khi có thể là nguyên nhân. Bệnh ghẻ có thể lây truyền dễ dàng giữa các thành viên trong gia đình hoặc bạn tình. Nó khôg có khả năng lây lan qua một cái bắt tay hay một cái ôm vội vàng. Con ghẻ không thể nhảy hoặc bay, và nó bò rất chậm.

Bạn có thể bị lây ghẻ từ thú cưng không?

Chó và mèo cũng bị ghẻ – hay còn được gọi là bệnh ghẻ lở. Tuy nhiên, ghẻ chó và ghẻ mèo không phải cùng một loại ghẻ gây ra bệnh ghẻ ở người. Bạn có thể bị nhiễm ghẻ khi tiếp xúc với thú cưng bị nhiễm bệnh, nhưng những con ghẻ này không thể sinh sản trên da người. Điều này có nghĩa chúng thường chết mà không gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

Ai bị ghẻ?

Ai cũng có thể bị ghẻ, nhưng những người có nguy cơ cao hơn bao gồm:

  • Người lớn có hoạt động tình dục
  • Tù nhân trong tù
  • Những người trong trung tâm bảo trợ
  • Những người sống trong những nơi điều kiện sống đông đúc
  • Những người ở trong các cơ sở chăm sóc trẻ em

Chăm sóc ban ngày

Những trung tâm chăm sóc ban ngày thỉnh thoảng có những đợt bùng phát của bệnh ghẻ. Trẻ nhỏ có xu hướng tiếp xúc da kề da khi chơi. Chúng cũng có thể dùng chung chăn mền và chiếu khi ngủ trưa. Nếu phát hiện bệnh ghẻ ở những trẻ em có đi nhà trẻ, điều quan trọng là phải thông báo cho nhân viên. Các bạn học cùng lớp và người chăm sóc của trẻ có thể cũng cần điều trị, ngay cả khi các triệu chứng chưa xuất hiện. 

Bệnh ghẻ trong viện dưỡng lão

Các cơ sở chăm sóc dài hạn, bao gồm: viện dưỡng lão và nhà dành cho người người khuyết tật, cũng là những nơi dễ bùng phát bệnh ghẻ. Bởi vì những người chăm sóc hỗ trợ tắm rửa và thay đồ cho những người sống ở nơi đây, nên việc tiếp xúc da kề da là rất phổ biến. CDC khuyến cáo tất cả các bệnh nhân và nhân viên chăm sóc mới được tầm soát bệnh ghẻ.

Ghẻ đóng vảy

Ghẻ đóng vảy hay còn gọi là ghẻ Na Uy, ghẻ đóng vảy là một sự tấn công rất nghiêm trọng liên quan đến hàng chục ngàn con ghẻ trên một người. Điều này làm cho da phát triển lớp vỏ dày đầy con ghẻ và trứng. Bệnh ghẻ đóng vảy phổ biến nhất ở những người có hệ miễn dịch yếu, người già và người tàn tật. Loại ghẻ này rất dễ lây lan và cần được điều trị nhanh chóng để ngăn chặn sự bùng phát.

Biến chứng của bệnh ghẻ

Gãi thường xuyên có thể tạo ra vết loét hở dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh chốc lở, là biến chứng phổ biến nhất của bệnh ghẻ. Các triệu chứng có thể bao gồm mụn nước màu mật ong, rỉ nước. Loại nhiễm trùng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Cảm giác ngứa dữ dội của bệnh ghẻ kiến bạn khó cưỡng lại việc gãi. Gãi thường xuyên có thể tạo ra những vết loét hở, dễ bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng da do vi khuẩn, chẳng hạn như bệnh chốc lở, là biến chứng phổ biến nhất của bệnh ghẻ. Triệu chứng có thể bao gồm mụn nước màu mật ong, những nốt phồng giộp rỉ nước. Loại nhiễm trùng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Chẩn đoán bệnh ghẻ

Trong hầu hết các trường hợp, một bác sĩ có thể xác định bệnh ghẻ dựa trên sự xuất hiện của phát ban và mô tả của bạn về triệu chứng ngứa. Đôi khi một vết cạo da được sử dụng để xác định chẩn đoán. Điều này bao gồm thu thập da từ khu vực da bị tổn thương và sử dụng kính hiển vi để soi kiểm tra mẫu tìm con ghẻ, trứng hoặc phân.

Điều trị bệnh ghẻ: Kem RX

Vụ ghẻ sẽ không tự mình biến mất. Bệnh ghẻ chỉ có thể được chữa khỏi bằng các loại thuốc theo toa, thuốc diệt ghẻ. Điều trị bằng thuốc dạng kem hoặc dạng lỏng được áp dụng cho toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống trong hầu hết các trường hợp. Thoa thuốc và giữ lại từ 8 đến 14 tiếng, sau đó rửa sạch. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị bệnh ghẻ. Điều trị khoảng ba ngày, tùy thuộc vào thuốc được sử dụng.

Điều trị bệnh ghẻ: Giảm ngứa

Mặc dù đơn thuốc có thể tiêu diệt cái ghẻ và trứng của chúng, nhưng chúng không giúp giảm ngứa ngay lập tức. Để kiểm soát ngứa, đặc biệt là vào ban đêm, thuốc kháng histamine có thể hữu ích. Thuốc chứa hydrocortisone ở dạng kem cũng có thể giúp ích, nhưng nó có thể thay đổi hình dạng của ban ghẻ, khiến tình trạng khó chẩn đoán hơn. Tốt nhất chỉ nên sử dụng loại thuốc này sau khi đã được bác sĩ xác định chẩn đoán.

Ai cần được điều trị?

Khi ai đó được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ, bất kỳ ai tiếp xúc gần gũi với người đó cũng nên được điều trị. Tiếp xúc gần bao gồm tắm chung, ngủ chung giường hoặc thậm chí là nắm tay. Các bác sĩ thường khuyên nên điều trị cho tất cả các thành viên trong gia đình, ngay cả khi không có triệu chứng. (Hãy nhớ rằng có thể mất từ ​​bốn đến sáu tuần để các triệu chứng xuất hiện.)

Loại bỏ nơi trú ngụ của bệnh ghẻ

Những con ghẻ có thể sống từ hai đến ba ngày trên bề mặt quần áo, khăn trải giường hoặc khăn tắm. Để đảm bảo những con ghẻ này bị tiêu diệt, hãy giặt tất cả khăn trải giường và quần áo mà người bị bệnh ghẻ đã sử dụng trong vòng ba ngày qua. Giặt đồ bằng nước nóng và sấy khô bằng máy sấy nóng hoặc mang đến tiệm giặt khô. Những món đồ không giặt được nên cho vào túi nhựa kín trong bảy ngày.

Bệnh ghẻ sẽ biến mất trong bao lâu?

Thuốc trị ghẻ có thể tiêu diệt con ghẻ và trứng một cách nhanh chóng, và bệnh nhân thường có thể trở lại trường học hoặc làm việc 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, triệu chứng ngứa có thể tồn tại trong một vài tuần. Đây là kết quả của một phản ứng dị ứng đang diễn ra trong da. Nếu tình trạng ngứa vẫn tiếp tục trong hơn bốn tuần hoặc phát ban mới xuất hiện, hãy đến gặp bác sĩ của bạn. Có thể bạn cần bôi lại thuốc trị ghẻ

Nhiễm nấm da là gì?
Viêm da tiếp xúc côn trùng là gì?
Menu