Chăm sóc tại nhà cho trẻ em viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa là bệnh lý da mạn tính thường gặp gây ngứa vào tróc vảy. Chàm là một tên gọi khác thường gặp của viêm da cơ địa. Bệnh lý này xảy ra do phản ứng quá mẫn của da, tương tự với dị ứng. Bệnh cũng có thể do những khiếm khuyết ở một số loại protein trên bề mặt da. Những rối loạn này cùng nhau thúc đẩy tình trạng viêm ở da. 

Viêm da cơ địa là bệnh lý da mạn tính thường gặp gây ngứa vào tróc vảy. Chàm là một tên gọi khác thường gặp của viêm da cơ địa. Bệnh lý này xảy ra do phản ứng quá mẫn của da, tương tự với dị ứng. Bệnh cũng có thể do những khiếm khuyết ở một số loại protein trên bề mặt da. Những rối loạn này cùng nhau thúc đẩy tình trạng viêm ở da. 

Viêm da cơ địa phổ biến nhất ở nhũ nhi và trẻ em. Bệnh có thể khởi phát sớm từ lúc 2 đến 6 tháng tuổi. Nhiều trẻ em tự khỏi bệnh trước khi trưởng thành. 

Bệnh lý này có thể khó kiểm soát ở trẻ em, do đó cha mẹ cần phối hợp với bác sĩ chuyên khoa để bệnh được điều trị tốt nhất. Chăm sóc da hàng ngày rất quan trọng để hạn chế những đợt bùng phát và kiểm soát hiện tượng viêm tại da. 

Giảm ngứa và cào gãi 

Ngứa trầm trọng là tình trạng thường gặp. Triệu chứng ngứa có thể bắt đầu trước cả khi sang thương da xuất hiện. Viêm da cơ địa thường được xem là bệnh ngứa nhưng có phát ban, vì đầu tiên triệu chứng ngứa xuất hiện, sau đó xuất hiện sang thương da, đôi khi sang thương da xuất hiện là kết quả của cào gãi. 

Để trẻ giảm cào gãi: 

  • Sử dụng dưỡng ẩm, kem thoa steroid, kem sửa chữa hàng rào bảo vệ da, hoặc các loại thuốc mà bác sĩ kê toa. 
  • Cắt ngắn móng tay của con bạn. Đeo găng tay cho trẻ khi ngủ nếu trẻ cào gãi quá nhiều vào ban đêm. 
  • Sử dụng antihistamine hoặc một số loại thuốc khác bằng đường uống theo hướng dẫn của bác sĩ. 
  • Dặn dò trẻ không nên cào gãi khi thấy ngứa. 

Chăm sóc da hàng ngày 

Chăm sóc da hàng ngày với những sản phẩm không chứa dị nguyên có thể giúp giảm nhu cầu sử dụng thuốc. 

Sử dụng dưỡng ẩm. Chọn các loại dưỡng ẩm đặc biệt cho người bị chàm hoặc có da nhạy cảm. Những sản phẩm này không chứa cồn, chất tạo mùi, tạo màu và các loại hóa chất khác. Sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ không khí ẩm cũng có thể có ích. 

Các sản phẩm dưỡng ẩm và làm mềm da có hiệu quả tốt nhất khi chúng được sử dụng trên da ẩm ướt. Sau khi tắm rửa, thấm khô da và sử dụng dưỡng ẩm ngay. Bác sĩ của trẻ cũng có thể khuyên băng lại sang thương da sau khi thoa dưỡng ẩm. 

Khi tắm rửa cho trẻ: 

  • Giảm số lần tắm và thời gian tiếp xúc với nước. Tắm thời gian ngắn, với nước mát tốt cho viêm da cơ địa hơn là tắm thời gian dài, với nước nóng. 
  • Sử dụng các sữa tắm dịu nhẹ thay vì các loại xà phòng truyền thống, và chỉ sử dụng ở vùng mặt, mặt dưới cánh tay, vùng sinh dục, bàn tay và bàn chân. 
  • Không nên cố gắng làm khô da quá tích cực và thời gian quá dài. 
  • Ngay sau khi tắm, thoa dưỡng ẩm ngay khi da còn đang ẩm. 

Cho trẻ mặc quần áo mềm, thoải mái, như quần áo cotton. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Chúng có thể giúp tăng cường độ ẩm ở da. 

Hướng dẫn một vài mẹo chăm sóc da cho những trẻ lớn hơn. 

Sang thương da trong viêm da cơ địa và sang thương da do cào gãi làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, do đó làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cần chú ý theo dõi các dấu hiệu nhưng sưng, nóng, đỏ hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng khác. Liên hệ bác sĩ của trẻ khi nhận thấy dấu hiệu nhiễm trùng. 

Tránh các yếu tố khởi phát 

Các yếu tố sau đây có thể làm cho triệu chứng của viêm da cơ địa tệ hơn: 

  • Dị ứng với phấn hoa, nấm mốc, mạt nhà, hoặc động vật. 
  • Không khí lạnh và khô vào mùa đông 
  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm 
  • Tiếp xúc với các chất kích ứng và hóa chất 
  • Tiếp xúc với các chất liệu thô ráp, như lông cừu 
  • Da khô 
  • Stress cảm xúc 
  • Môi trường quá nóng hoặc quá lạnh, cũng như thay đổi nhiệt độ đột ngột 
  • Các chất tạo mùi hoặc tạo màu được thêm vào sản phẩm chăm sóc da 
  • Tắm hoặc bơi quá thường xuyên, vì chúng có thể gây khô da.. 

Để tránh các đợt bùng phát, cần tránh: 

  • Một số loại thức ăn, như trứng, vì chúng có thể gây phản ứng dị ứng ở những trẻ rất nhỏ. Luôn cần thảo luận với bác sĩ của trẻ trước. 
  • Len, lanolin và các loại vải gây ngứa khác. Sử dụng các loại quần áo trơn láng như, cotton. 
  • Đồ mồ hôi. Tránh cho trẻ mặc quá nhiều quần áo trong những mùa có thời tiết ấm. 
  • Các loại xà phòng và chất tẩy rửa mạnh, cũng như các loại hóa chất và chất hòa tan. 
  • Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, có thể gây đổ mồ hôi là làm tình trạng viêm da cơ địa của trẻ trở nên nặng hơn. 
  • Stress. Cần chú ý các dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị stress và dạy trẻ cách giảm stress như hít thở sâu hoặc nghĩ về những thứ mà trẻ thích. 
  • Các yếu tố kích gợi có thể gây triệu chứng dị dứng. Làm mọi thứ để nhà của bạn không có các tác nhân gây dị ứng như nấm mốc, bụi và lông thú cưng. 
  • Các sản phẩm chăm sóc da có chứa cồn. 

Sử dụng các loại dưỡng ẩm hàng ngày theo hướng dẫn của bác sĩ có thể giúp phòng tránh các đợt bùng phát. 

Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định 

Các loại antihistamine đường uống có thể có ích nếu dị ứng là nguyên nhân gây ngứa ở trẻ. Những thuốc này bác sĩ thường mua được mà không cần bác sĩ kê toa. Nhờ bác sĩ tư vấn để tìm loại thuốc phù hợp nhất cho trẻ. 

Viêm da cơ địa thường được điều trị với các loại thuốc thoa trên da hoặc da đầu. 

  • Bác sĩ có thể kê một số loại corticoid thoa mức độ nhẹ, như hydrocortisone. Các loại steroids thoa chứa hormone giúp làm giảm các triệu chứng da khi da sưng hoặc viêm. Trẻ có thể cần loại thuốc mạnh hơn nếu corticoid thoa mức độ nhẹ không hiệu quả. 
  • Các loại thuốc giúp điều hòa hệ thống miễn dịch của da, hay còn gọi là các thuốc điều hòa miễn dịch, cũng có thể được khuyến cáo. 
  • Các loại dưỡng ẩm có chứa ceramide có chức năng phục hồi hàng rào bảo vệ da cũng có thể có hiệu quả. 

Các phương pháp điều trị khác bao gồm: 

  • Các thuốc kháng sinh dạng thoa hoặc uống cũng có thể được dùng nếu da của trẻ bị nhiễm trùng. 
  • Các loại thuốc giúp ức chế hệ thống miễn dịch để làm giảm hiện tượng viêm. 
  • Liệu pháp ánh sáng, trong đó da của trẻ được tiếp xúc một cách có kiểm soát với tia UV. 
  • Sử dụng ngắn hạn các loại steroid hệ thống (đường uống hoặc đường tiêm) 
  • Một loại thuốc sinh học đường tiêm tên là dupilumab (Dupixent) có thể được sử dụng cho viêm da cơ địa mức độ trung bình đến nặng. 

Bác sĩ sẽ chỉ định khi nào cần sử dụng từng loại thuốc cụ thể và hướng dẫn sử dụng. Không nên tự ý thêm thuốc hoặc sử dụng thuốc không tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Khi nào cần liên hệ bác sĩ 

Liên hệ ngay với bác sĩ của trẻ khi: 

  • Viêm da cơ địa không cải thiện với điều trị tại nhà. 
  • Các triệu chứng trở nên tệ hơn hoặc điều trị không hiệu quả 
  • Trẻ có các triệu chứng nhiễm trùng, như đỏ da, chảy dịch mủ hoặc mụn nước bóng nước trên bề mặt da, sốt, hoặc đau. 
Viêm da cơ địa
Menu