Chốc là gì?

Chốc (im-peh-TIE-go) là một bệnh nhiễm trùng da do vi khuẩn phổ biến nhất ở trẻ nhỏ.

Các bác sĩ sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh chốc. Thuốc kháng sinh cũng có thể giúp bảo vệ người khác khỏi bị bệnh.

  1. Hai loại vi khuẩn có thể gây ra chốc

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm trùng da do một hoặc cả hai loại vi khuẩn sau gây ra: Streptococcus nhóm A và Staphylococcus aureus. Trang này tập trung vào bệnh chốc do Streptococcus nhóm A (liên cầu khuẩn nhóm A) gây ra. 

  1. Làm thế nào mà bạn sẽ bị chốc?

Vi khuẩn liên cầu nhóm A rất dễ lây lan. Khi vi khuẩn liên cầu nhóm A lây nhiễm vào da, chúng sẽ gây ra vết trợt/lở. Vi khuẩn có thể lây lan sang người khác nếu ai đó chạm vào những vết lở đó hoặc tiếp xúc với dịch từ vết lở.

Thường mất 10 ngày vết trợt mới xuất hiện sau khi tiếp xúc với vi khuẩn liên cầu nhóm A.

  1. Các triệu chứng bao gồm vết trợt đỏ, ngứa với mài vàng

Nói chung, chốc là một bệnh nhiễm trùng nhẹ có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể. Nó thường ảnh hưởng đến vùng da hở, chẳng hạn như:

  • Xung quanh mũi và miệng
  • Trên cánh tay hoặc chân

Các triệu chứng bao gồm các vết trợt đỏ, ngứa, vỡ ra và rỉ dịch trong hoặc mủ trong trong vài ngày.

Tiếp sau đó, một lớp mài vàng hoặc “màu mật ong” hình thành trên vết lở, rồi lành lại mà không để lại sẹo.

“Hình: Bệnh chốc khởi đầu là một vết trợt đỏ, ngứa. Khi nó lành lại, một lớp mài màu vàng hoặc “màu mật ong” hình thành trên vết lở đó”

  1. Yếu tố nguy cơ

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh chốc, nhưng một số yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm:

  • Tuổi

Bệnh chốc phổ biến nhất ở trẻ em từ 2 đến 5 tuổi.

  • Nhiễm trùng hoặc chấn thương làm tổn thương da

Những người bị nhiễm ghẻ có nguy cơ cao bị chốc. Tham gia vào các hoạt động thường bị vết cắt hoặc vết trầy xước cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc.

  • Hoạt động nhóm

Tiếp xúc gần gũi với người khác bị bệnh chốc là yếu tố nguy cơ phổ biến nhất gây bệnh. Ví dụ, nếu ai đó bị bệnh chốc, vi khuẩn này thường lây sang những người khác trong gia đình họ.

Các bệnh truyền nhiễm cũng có xu hướng lây lan ở bất cứ nơi nào có nhiều người tụ tập. Điều kiện đông đúc có thể làm tăng nguy cơ lây lan bệnh chốc, bao gồm:

  • Trường học
  • Trung tâm chăm sóc ban ngày
  • Cơ sở huấn luyện quân sự
  • Khí hậu:

Chốc phổ biến hơn ở những vùng có mùa hè nóng ẩm và mùa đông ôn hòa (cận nhiệt đới) hoặc mùa khô và ẩm ướt (vùng nhiệt đới), nhưng nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu.

  • Vệ sinh kém:
    Không rửa tay, tắm rửa và làm sạch mặt đúng cách có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh chốc.
  1. Chẩn đoán

Các bác sĩ thường chẩn đoán bệnh chốc bằng cách nhìn vào sang thương khi thăm khám lâm sàng. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm là không cần thiết.

  1. Điều trị

Các bác sĩ điều trị bệnh chốc bằng thuốc kháng sinh

  • Thuốc kháng sinh tại chỗ (thuốc bôi lên vết trợt/lở), hoặc
  • Kháng sinh đường uống (thuốc uống)

Bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc mỡ bôi ngoài da chỉ cho một vài sang thương. Kháng sinh đường uống có thể cần thiết khi có quá nhiều sang thương.

Sử dụng toa thuốc theo bác sĩ kê đơn.

Sau khi sang thương lành, người bị chốc thường không thể truyền vi khuẩn sang người khác.

  1. Biến chứng

Rất hiếm khi xảy ra, các biến chứng chốc có thể bao gồm:

  • Các vấn đề về thận (viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn )
  • Sốt thấp khớp (một bệnh có thể ảnh hưởng đến tim, khớp, não và da)

Nếu bị viêm cầu thận sau liên cầu khuẩn, nó thường bắt đầu từ một đến hai tuần sau khi sang thương trên da biến mất.

  1. Phòng ngừa

Chúng ta có thể bị chốc nhiều lần. Bị chốc một lần rồi không bảo vệ chúng ta khỏi bị lại trong tương lai. Không có vắc-xin để ngăn ngừa nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A, nhưng có những điều bạn có thể làm để giúp bảo vệ bản thân và những người khác.

Để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng liên cầu khuẩn nhóm A, bạn nên:

  • Làm sạch và chăm sóc vết thương
  • Rửa tay thường xuyên: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn nếu không thể rửa tay.
  • Làm sạch vết thương: Làm sạch tất cả các vết cắt nhỏ và vết thương làm rách da (như vết phồng rộp và vết trầy xước) bằng xà phòng và nước.
  • Băng vết thương: Làm sạch và băng vết thương chảy nước hoặc vết thương hở bằng băng sạch, khô cho đến khi lành.
  • Đi khám bác sĩ: Tham vấn bác sĩ nếu bạn bị vết thương đâm thủng và các vết thương sâu hoặc nghiêm trọng khác.
  • Bảo vệ vết thương và nhiễm trùng

Nếu bạn có một vết thương hở hoặc nhiễm trùng da, cần tránh:

  • Tắm bồn nước nóng
  • Tắm hồ bơi
  • Các nơi chứa nước tự nhiên (như hồ, sông, biển)
  • Rửa tay và giặt giũ thường xuyên
  • Vệ sinh cá nhân phù hợp và thường xuyên tắm rửa, gội đầu bằng xà phòng và nước sạch chảy liên tục là rất quan trọng để giúp ngăn ngừa bệnh chốc.
  • Bạn nên giặt quần áo, khăn trải giường và khăn tắm của bất kỳ ai bị chốc mỗi ngày. Những vật dụng các nhân này không nên dùng chung với bất cứ ai khác. Sau khi được rửa sạch, những vật dụng này an toàn cho người khác sử dụng.
  • Cách tốt nhất để tránh nhiễm hoặc lây lan vi khuẩn liên cầu nhóm A là rửa tay thường xuyên. Điều này đặc biệt quan trọng sau khi ho hoặc hắt hơi .
  • Uống thuốc kháng sinh, nếu được kê toa
  • Thuốc kháng sinh giúp ngăn ngừa bệnh chốc lây lan vi khuẩn sang người khác.
Nhọt là gì?
Chọn sản phẩm chăm sóc da ở lứa tuổi 40-50
Menu