Viêm da tiết bã (Viêm da dầu) là gì ?

Viêm da tiết bã (Viêm da dầu) là gì? 

Viêm da tiết bã là một dạng phổ biến của chàm, thường ảnh hưởng đến vùng da đầu, dù nó cũng có thể ảnh hưởng đến những vùng khác của cơ thể. 

Mặc dù bệnh thường không nguy hiểm, nhưng nó có thể gây khó chịu do cảm giác ngứa, sang thương da và gây ra nhiều triệu chứng khác. May mắn là cho đến thời điểm hiện tại đã có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho viêm da tiết bã, và bệnh cũng có thể tự lui đi trong một số trường hợp dù không điều trị. 

Viêm da tiết bã là gì? 

Viêm da tiết bã được xem là một dạng chàm mạn tính, thường ảnh hưởng đến những vùng cơ thể có nhiều tuyến bã nhờn (dầu) như vùng lưng trên, mũi và da đầu. Nó có thể gây ra nhiều loại triệu chứng, gồm tróc vảy da đầu (gàu) và nổi đỏ da. 

Ở nhiều trẻ và người lớn, viêm da dầu có thể tự khỏi. Nếu các triệu chứng không tự giảm đi, có rất nhiều phương pháp điều trị hiệu quả để kiểm soát các triệu chứng và ngăn các đợt bùng phát bệnh trong tương lai. 

Ai có thể mắc viêm da tiết bã và tại sao? 

Viêm da tiết bã (còn gọi là viêm da dầu) có thể gặp ở mọi độ tuổi, dù bệnh phổ biến nhất ở nhũ nhi và người lớn từ 30 đến 60 tuổi. Bệnh phổ biến ở nam hơn nữ. 

Ở trẻ nhũ nhi, viêm da tiết bã thường tự khỏi và không tái phát. Tuy nhiên, ở người lớn, viêm da dầu thường có đặc điểm tái đi tái lại, xen kẽ những đợt hồi phục. 

Các nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 100 người sẽ có khoảng từ 3-10 người bị viêm da tiết bã ít nhất một lần trong đời. Nhiều bệnh nhân bị viêm da tiết bã từ lúc trẻ hoặc sau 50 tuổi bị viêm da tiết bã mạn tính và họ sẽ có nhiều đợt bùng phát bệnh trong suốt cuộc đời. 

Nguyên nhân của viêm da tiết bã là gì? 

Viêm da tiết bã xảy ra do sự tương tác của các yếu tố di truyền và môi trường. 

Yếu tố kích gợi thường là phản ứng viêm đối với sự phát triển quá mức của nấm Malassezia, còn được gọi là pityrosporum. Loại nấm này sinh sống một cách bình thường trên da, nhưng là nguyên nhân của viêm da tiết bã. Khi chúng tăng sinh quá mức, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ phản ứng mạnh với chúng, dẫn đến những thay đổi trên da. 

Một số bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ bị viêm da tiết bã, bao gồm vảy nến, HIV, mụn trứng cá, trứng cá đỏ, bệnh Parkinson’s, động kinh, nghiện rượu, trầm cảm, các rối loạn ăn uống, hồi phục sau đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim. 

Các yếu tố khởi phát viêm da tiết bã thường gặp bao gồm: 

  • Stress 
  • Trải qua một sự kiện tiêu cực trong cuộc sống, như mất người thân hoặc đột quỵ. 
  • Thay đổi hormone hoặc bệnh tật 
  • Sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, hóa chất và xà phòng 
  • Thời tiết lạnh, khô hoặc thời điểm giao mùa 
  • Một số loại thuốc như psoralen, interferon và lithium 
  • Một số bệnh lý như HIV và bệnh Parkinson’s 

Như các dạng khác của chàm, viêm da tiết bã không lây. Bạn không thể bị viêm da tiết bã sau khi tiếp xúc với người bệnh. Thay vào đó, viêm da tiết vã là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố môi trường và di truyền. 

Các triệu chứng của viêm da tiết bã? 

Viêm da tiết bã có thể là nguyên nhân của rất nhiều triệu chứng theo độ tuổi, chủng tộc và độ nặng của những đợt bùng phát. Đôi khi, các triệu chứng sẽ tự giảm một cách tự nhiên mà không cần điều trị hoặc đáp ứng với những thay đổi trong thói quen chăm sóc da và tóc. 

Viêm da tiết bã và cứt trâu da đầu ở trẻ nhũ nhi 

Viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi thường ở dạng gọi là cứt trâu da đầu, thường biểu hiện ở vùng da đầu với các triệu chứng như những mảng tróc vảy, nhiều dầu nhờn. Trẻ nhũ nhi cũng có thể bị viêm da tiết bã ở vùng mông, có thể bị nhầm với viêm da tã lót, một thể của viêm da tiếp xúc. 

Viêm da tiết bã ở người lớn và trẻ dậy thì 

Viêm da tiết bã ở xung quanh vùng da đầu ở người lớn và trẻ dậy thì được gọi là viêm da tiết bã vùng mặt. Các triệu chứng phổ biến của viêm da tiết bã vùng mặt bao gồm viêm da và ngứa. 

Ở thể này, các triệu chứng cũng có thể xuất hiện ở vùng mí mắt, 2 bên cánh mũi, vùng lông mày và xung quanh lông mày, và gần tai. Viêm da tiết bã vùng mặt cũng có thể gây tình trạng gàu cứng đầu khó chịu. Nhưng viêm da tiết bã không chỉ xảy ra ở vùng mặt, nó cũng có thể ở những vùng da nhiều bã nhòn khác ở khắp cơ thể. Bên cạnh vùng mặt, tình trạng đỏ da, sưng và tróc vảy nhờn cũng có thể xảy ra ở vùng ngực giữa, lưng trên và ở hõm nách, dưới vú và ở vùng bẹn. 

Các triệu chứng phổ biến 

Bất kể viêm da tiết bã xảy ra ở vùng nào trên cơ thể, các triệu chứng chung thường gặp là: 

  • Da tróc vảy hoặc gàu 
  • Vảy trắng hoặc vàng đóng thành từng mảng trên nền da nhờn. 
  • Những vùng da dễ bị kích ứng màu đen ở hững người da nâu và đen, và sáng màu hơn ở những những người da trắng 
  • Sang thương da dạng vòng ở những người bị viêm da tiết bã dạng cánh hoa 
  • Ngứa 

Vùng da bị ảnh hưởng có thể đóng mài và những sang thương chứa chất bã nhờn có thể hình thành. Hồng ban, hay tình trạng đỏ da gây ra bởi hiện tượng viêm, cũng có thể xảy ra. Nếu bệnh bùng phát ở những vùng gần đường chân tóc, người bệnh cũng có thể bị rụng tóc do cào gãi do ngứa quá nhiều. 

Viêm da tiết bã được điều trị như thế nào? 

Tùy theo độ nặng của bệnh, bạn có thể điều trị viêm da tiết bã chỉ với việc thay đổi dầu gội, hoặc có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu các triệu chứng này kéo dài hơn 2 tuần, bạn có thể cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị. Phần lớn các bệnh nhân người lớn sẽ cần một kế hoạch điều trị cụ thể để giải quyết các triệu chứng này. 

Sử dụng đúng loại dầu gội và các sản phẩm skincare 

Thay đổi thói quen chăm sóc da có thể giúp kiểm soát các triệu chứng. Rửa những vùng da bị ảnh hưởng với dung dịch dịu nhẹ, chứa kẽm (2% zinc pyrithione) và sử dụng dưỡng ẩm sau đó. 

Nếu đường chân tóc bị ảnh hưởng, cân nhắc sử dụng dầu gội trị gàu và các sản phẩm chăm sóc tóc dành cho da nhạy cảm. Một số dầu gội trị gàu tốt nhất mà không cần kê toa bao gồm những chất sau: 

  • Kẽm Pyrithione. Selenium sulfide 
  • Ketoconazole 1% 
  • Tar 
  • Salicylic acid 

Những thương hiệu phổ biến chứa một trong những thành phần trên bao gồm DermaZinc, Head & Shoulders, Selsun Blue, Nizoral và Denorex Extra Strength. 

Thay đổi lối sống 

Thay đổi lối sống, như quản lý stress và ngủ đủ cũng có thể cải thiện tình trạng da. Giảm stress là yếu tố thay đổi lối sống có ảnh hưởng lớn nhất đến tình trạng viêm da tiết bã. Một số kỹ thuật giảm stress đặc biệt hiệu quả bao gồm: 

  • Tập thể dục nhẹ nhàng, như yoga và đi bộ nhẹ nhàng 
  • Ghi lại những stress và cảm xúc tiêu cực hiện tại 
  • Tập thiền và tập thở 
  • Dành thời gian với thiên nhiên, dù chỉ là 5 phút 

Có nhiều các khác để giảm stress. Điều quan trọng nhất là người bệnh tìm được một phương pháp để giảm stress phù hợp nhất với mình. 

Khi nào cần gặp bác sĩ 

Nếu bạn đang loay hoay không biết nên lựa chọn sản phẩm nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ. Bạn cũng nên trao đổi về dự định thay đổi lối sống cũng như các sản phẩm mà mình dự định dùng với bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bạn cũng nên gặp bác sĩ khi bị những đợt bùng phát nặng nề hoặc có triệu chứng nặng hơn bình thường. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể giúp bạn thay đổi liều thuốc hoặc chuyển sang một phương pháp điều trị khác. 

Sau khi trao đổi, bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết da nếu cần. 

Bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp nhất với bạn sau khi hỏi bệnh, thăm khám kĩ lưỡng và kết hợp với kết quả sinh thiết nếu cần. 

Kết luận: 

Nếu bạn đang bị viêm da tiết bã, không cần phải quá lo lắng. Dù những triệu chứng có thể khó chịu, nhưng hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị. Trao đổi với bác sĩ chuyên khoa sẽ giúp bạn có kế hoạch điều trị tốt nhất. 

Vảy nến
Điều trị đốm nâu như thế nào ?
Menu