Axit tranexamic là một chất chống tiêu sợi huyết và thường được sử dụng cho các trường hợp ra máu kinh nặng.
- Khi nào axit tranexamic được sử dụng trong da liễu?
Axit tranexamic đã được sử dụng (không được dán nhãn – off-label) trong da liễu để cải thiện tình trạng nám da và như một phương pháp điều trị duy trì phù mạch di truyền và nổi mề đay.
2. Axit tranexamic hoạt động như thế nào?
Cơ chế hoạt động của axit tranexamic trong các bệnh lý da liễu chưa được hiểu đầy đủ. Trong trị nám, cơ chế hoạt động được giả thuyết của axit tranexamic bao gồm sự co lại của mạch máu lớp bì ở da và giảm tổng hợp hắc tố bằng cách thay đổi sự tương tác của tế bào sừng và tế bào hắc tố và giảm hoạt động của tyrosinase. Trong phù mạch di truyền, axit tranexamic được cho là có tác dụng ức chế con đường bradykinin.
3. Các chống chỉ định sử dụng axit tranexamic là gì?
Chống chỉ định sử dụng axit tranexamic bao gồm:
Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị rối loạn đông máu
Huyết khối tĩnh mạch
Bệnh nhồi máu cơ tim
Đột quỵ
Quá mẫn cảm với axit tranexamic hoặc bất kỳ thành phần nào của nó
Tình trạng tiêu sợi huyết (sự phân hủy fibrin – chất tham gia tạo cục máu đông) do rối loạn đông máu tiêu thụ
Suy thận nặng
Tiền sử co giật.
Axit tranexamic không nên dùng cho bệnh nhân bị rối loạn thị giác màu sắc mắc phải.
4. Những lợi ích của việc sử dụng axit tranexamic là gì?
Axit tranexamic hầu hết được dung nạp tốt, sử dụng an toàn và không đắt.
Khi được sử dụng trong trị nám, tỷ lệ thành công được báo cáo lên tới 89%, với kết quả xuất hiện sớm sau 8 tuần. Khi được sử dụng trong bệnh phù mạch di truyền, 73% bệnh nhân báo cáo giảm tần suất các đợt bệnh.
5. Bất lợi của axit tranxenamic là gì?
Axit tranexamic không được cấp phép sử dụng trong các bệnh lý da liễu. Nghiên cứu về độ an toàn khi sử dụng lâu dài trong điều trị nám da (đặc biệt ở những bệnh nhân lớn tuổi) vẫn chưa được biết rõ. Khi ngừng điều trị bằng axit tranexamic, bệnh có thể tái phát.
6. Các tác dụng phụ và nguy cơ của axit tranexamic là gì?
Axit tranexamic hầu hết được dung nạp tốt.
Trong một loạt các trường hợp bệnh nhân điều trị nám bằng axit tranexamic trong thời gian trung bình là 4 tháng (n=561), 7% bệnh nhân đã báo cáo các tác dụng phụ, bao gồm:
- Đau bụng, chướng bụng, buồn nôn và nôn
- Tê hoặc ngứa mặt, môi, ngón tay hoặc ngón chân
- Ù tai
- Đau đầu
- Chứng quên thoáng qua
- Run
- Hạ kinh (chảy máu kinh nguyệt quá nhiều) hoặc thống kinh (đau bụng kinh)
- Rụng tóc nhiều
- Rậm lông mặt
- Sưng môi hoặc quanh hốc mắt
- Đánh trống ngực
Đáng chú ý, một bệnh nhân bị huyết khối tĩnh mạch sâu nhưng lại bị thiếu hụt protein S tiềm ẩn, làm tăng nguy cơ biến chứng này. Trong một loạt trường hợp bệnh nhân sử dụng axit tranexamic trong hơn sáu tháng để điều trị duy trì bệnh phù mạch di truyền (n=37), không có biến cố thuyên tắc huyết khối nào được báo cáo.
Mặc dù bằng chứng lâm sàng cho thấy nguy cơ huyết khối không tăng đáng kể ở những bệnh nhân dùng axit tranexamic, nhưng không thể loại trừ hoàn toàn nguy cơ biến chứng huyết khối tĩnh mạch và động mạch. Trước khi sử dụng axit tranexamic, nên xem xét và tìm hiểu các yếu tố nguy cơ của bệnh nhân đối với bệnh huyết khối tắc mạch.
7. Thoa axit tranexamic tại chỗ
Kem tranexamic acid 5% thoa tại chỗ đang được nghiên cứu trong điều trị nám và cho thấy kết quả đầy hứa hẹn trong điều trị nám thượng bì. Dữ liệu thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên chưa được báo cáo (2019).
Tiêm trong da axit tranexamic cũng đã được đề xuất như một phương pháp điều trị nám tại chỗ.